Bệnh Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương la tình trạng không đạt được hoặc không thể duy trì sự cương cứng cần thiết để tiến hành giao hợp một cách trọn vẹn, hoặc không thể đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bạn tình, và tình trạng này kéo dài ít nhất 3 tháng

1. Nguyên nhân

Các bác sĩ thường lưu ý các yếu tố có thể dẫn đến rối loạn cương dương sau:

- Bệnh tật: Gồm bệnh tim mạch với tăng huyết áp, xơ vữa động mạch; bệnh đái tháo đường type 1 và 2, bệnh gan đưa đến suy gan.

- Chấn thương: Chấn thương thần kinh (tổn thương cột sống, thoái hóa dây thần kinh), chấn thương do phẫu thuật (mổ tuyến tiền liệt, ruột kết,

trực tràng).

- Nội tiết: Giảm sự tiết hoóc môn sinh dục nam testosterone.

- Thuốc men: Thuốc trị tăng huyết áp, chống trầm cảm, trị loét dạ dày... có thể gây rối loạn cương.

- Lối sống: Nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy…

Trong đa số trường hợp rối loạn cương, các rối loạn thể chất đã làm cho máu không chảy dồn đến dương vật, hoặc không tạo được sự xung động dẫn truyền thần kinh để tạo cương. Nguyên nhân tâm lý chỉ chiếm 10-20%; nhưng các trường hợp bất lực do rối loạn thể chất đều gắn liền với sự bất ổn về tâm lý (trầm cảm, lo âu, xuống tinh thần). Vì vậy, liệu pháp tâm lý luôn luôn được đề cao trong điều trị.

2. Triệu chứng

Rối loạn cươn tựu chung thuộc 4 nhóm sau:

- Hoàn toàn mất hẳn sự khao khát đòi hỏi về tình dục, dương vật hoàn toàn mềm xiu không thể đáp ứng được những nhu cầu sinh lý bình thường của người bạn đời.

- Vẫn có ham muốn khát khao tình dục nhưng khi tiếp xúc với phụ nữ, dù dùng đủ mọi phương pháp kích thích nhưng dương vật vẫn không thể nào cương được.

- Dương vật cương cứng nhưng không đúng lúc. Có hứng khởi về tình dục nhưng đúng lúc cần nhập cuộc thì lại mềm xui. Ngược lại trong những thời điểm rất vô lý như đang công tác hoặc đang dự họp thì tự nhiên dương vật lại cương lên.

- Dương vật cương cứng, đưa được vào cơ thể phụ nữ nhưng nó tự mềm xui ngay trong đó và mọi hưng phấn lặng lẽ mất dần.

Rối loạn cương dương chẩn đoán dễ dàng nhưng việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh rất khó khăn. Mỗi người có một nguyên nhân riêng. Tìm được đúng nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp là cả một nghệ thuật.

3. Phòng ngừa

Đa số nam giới đều có thể trải qua những giai đoạn trục trặc tình dục ở lúc này hay lúc khác.

Sau đây la những điều nên làm để hạn chế xuất hiện các trục trặc đó:

Hạn chế hay tránh uống rựơu bia hoặc các chất kích thích khác.

Bỏ thuốc lá.

Tập luyện thể dục thường xuyên.

Giảm stress.

Ngủ đủ giấc.

Chữa trị căng thẳng và trầm cảm nếu có.

Thường xuyên khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bất thường.

4. Chẩn đoán

Đa số nam giới đều có thể trải qua những giai đoạn trục trặc tình dục ở lúc này hay lúc khác.

Sau đây la những điều nên làm để hạn chế xuất hiện các trục trặc đó:

Hạn chế hay tránh uống rựơu bia hoặc các chất kích thích khác.

Bỏ thuốc lá.

Tập luyện thể dục thường xuyên.

Giảm stress.

Ngủ đủ giấc.

Chữa trị căng thẳng và trầm cảm nếu có.

Thường xuyên khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bất thường.

5. Điều trị

Nếu chẩn đoán xác định nguyên nhân bệnh đúng và áp dụng phương thức điều trị thích hợp, tỷ lệ chữa khỏi rối loạn cương dương là 95%.

Các phương thức điều trị rối loạn cương từ trước đến nay:

Dùng thuốc uống: Hiện nay có nhóm thuốc ức chế PDE-5, gây giãn mạch, làm tăng lưu lượng máu đến dương vật. Thuốc đầu tiên của nhóm là Viagra, nay có thêm Levitra và Cialis. Cialis là thuốc mới được cho phép sử dụng tại nhiều nước, có lợi điểm là thời gian tác dụng kéo dài đến 36 tiếng, giúp người sử dụng không bận tâm “lên lịch”, có thể chọn thời điểm quan hệ tình dục bất cứ vào lúc nào trong khoảng 36 giờ sau khi uống thuốc.

Cấy ghép vào trong dương vật: Bác sĩ cấy ghép một dụng cụ y khoa đặc biệt chứa đầy nước muối sinh lý vào bên trong dương vật để khi cần sẽ tạo sự cương cứng. Đây là phương thức trị liệu khiến nhiều bệnh nhân hài lòng.

Dùng thiết bị chân không: Khi cần hành sự, người nam sẽ tròng thiết bị bao lấy dương vật và bơm không khí ra để tạo chân không, chân không sẽ rút máu chạy vào dương vật và tạo sự cương. Để duy trì sự cương, một sợi dây thun sẽ được quấn quanh gốc dương vật để giữ máu lại. Khi hành sự xong, sợi dây thun sẽ được tháo ra khỏi gốc dương vật để máu chảy thoát ra.

Tiêm thuốc: Người nam được hướng dẫn tiêm thuốc giãn mạch vào cạnh dương vật làm mạch máu giãn ra, máu dồn đến tạo sự cương. Liệu pháp này có nguy cơ cao gây “cương đau vĩnh viễn” (priapism), phải mổ cấp cứu.

Nhét thuốc vào niệu đạo: Một viên thuốc có kích cỡ thích hợp được nhét vào niệu đạo khi hành sự, có tác dụng làm giãn mạch, tạo sự cương (tác dụng cũng giống như tiêm thuốc nhưng không cần bơm kim tiêm).

Liệu pháp tâm lý: Dù rối loạn cương có nguyên nhân thể chất, người bệnh cũng cần được điều trị bằng tâm lý. Bác sĩ sẽ giúp họ nhận biết, hiểu rõ stress, đối phó và giảm thiểu sự lo âu đã ảnh hưởng đến hoạt động tình dục.

Trong điều trị rối loạn cương, các bác sĩ tiến hành tuần tự các bước sau:

Bước 1: Khám, chẩn đoán bệnh. Do rối loạn cương dương có nhiều nguyên nhân nên bác sĩ sẽ tiến hành khám toàn diện và cho làm nhiều xét nghiệm khác nhau, thậm chí làm xét nghiệm về các khó khăn tâm lý.

Bước 2: Thay đổi lối sống. Trước và trong khi thực hiện một phương thức điều trị rối loạn cương, bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo về thay đổi lối sống như tập thể dục, ăn kiêng (để giảm lipid máu, giảm cân…), bỏ hút thuốc lá, giảm uống rượu, tập thư giãn dưỡng sinh.

Bước 3: Tư vấn tâm lý. Trong khi được khám bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp người bệnh nhận ra, hiểu rõ và đối phó với những lo lắng, khó khăn về mặt tâm lý ảnh hưởng đến hoạt động tình dục.

Người ta ghi nhận bạn tình nữ đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị. Vì vậy, cả hai người nên có mặt trong các buổi khám chữa bệnh và hợp tác tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị.

Bước 4: Chọn lựa và thực hiện phương thức điều trị được chọn. Phương thức dễ được chọn nhất là dùng thuốc viên uống vì rất tiện lợi. Khang dược là viên uống chiết xuất từ cao khô bá bệnh, có tác dụng kích thích tăng tiết testosteron nội sinh, giúp khắc phục tình trạng rối loạn cương dương.

Bước 5: Theo dõi và đánh giá việc điều trị. Sau một khoảng thời gian (thường là một tháng), người bệnh được tái khám để xem có tiến triển tốt hay không. Có khi phải thay đổi phương thức điều trị, thay đổi liều thuốc.

Ở một số nước, có khi bác sĩ phải nhờ một số nhà chuyên khoa khác hợp tác để giải quyết khó khăn. Chẳng hạn, chuyên gia nội tiết học được mời để giúp đỡ người bệnh khó kiểm soát bệnh tiểu đường hay bị teo tuyến sinh dục. Chuyên gia niệu học và tình dục học được mời tư vấn tình trạng rối loạn cương phức tạp.

TS Nguyễn Hữu Đức

TAGRối loạn cương dươngbệnh tình dụcbệnh tình dục ở đàn ôngquan hệ tình dụchạnh phúc vợ chồnglàm tìnhyếu sinh lýxuất tinh sớmtrên bảo dưới không nghe

Tin cùng chuyên mục

scroll