Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ rất phổ biến. Ở tuổi 50, khoảng một nửa số người lớn bị ngứa, rát, xuất huyết và đau thường báo hiệu bị bệnh trĩ. May mắn là có các thuốc và thủ thuật hiệu quả để điều trị bệnh trĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể chỉ cần tự điều trị và thay đổi lối sống.
Bệnh trĩ rất phổ biến. Ở tuổi 50, khoảng một nửa số người lớn bị ngứa, rát, xuất huyết và đau thường báo hiệu bị bệnh trĩ.
 
May mắn là có các thuốc và thủ thuật hiệu quả để điều trị bệnh trĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể chỉ cần tự điều trị và thay đổi lối sống.
 
Dấu hiệu và triệu chứng: thường phụ thuộc vào vị trí búi trĩ.
 
 - Trĩ nội. Bạn không thể nhìn hoặc sờ thấy trĩ nội. Nhưng đau hoặc kích ứng khi đại tiện có thể gây tổn thương bề mặt mỏng manh của búi trĩ và chảy máu. Bạn có thể thấy một chút máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Vì niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau, loại trĩ này thường không gây khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể có giảm giác đầy trực tràng sau khi đại tiện. Đôi khi, sự biến dạng có thể đẩy trĩ nội qua lỗ hậu môn. Nếu trĩ vẫn bị sa xuống, nó có thể gây đau liên tục, âm ỉ. Khi bị kích thích, nó có thể ngứa hoặc chảy máu.
 
- Trĩ ngoại. Loại trĩ này thường gây đau. Đôi khi có thể chảy máu nhiều trong trĩ ngoại và tạo thành cục máu đông (huyết khối), gây đau dữ dội và viêm. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể ngứa hoặc chảy máu.
 
Nguyên nhân
 
Bệnh trĩ có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm:
 
- Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài
 
- Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng
 
- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
 
- Béo phì
 
- Mang vác nặng
 
- Mang thai và sinh con
 
Điều trị bệnh trĩ:
 
Ở phần lớn các trường hợp, điều trị bệnh trĩ gồm các bước bạn có thể tự làm. Nhưng đôi khi cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
 
Dùng thuốc (Điều trị nội khoa):
 
Nếu bệnh trĩ chỉ gây khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể cho dùng kem, mỡ hoặc đệm không cần đơn chứa cây phỉ hoặc thuốc chống viêm tại chỗ chứa hydrocortison. Liệu pháp tại chỗ này, kết hợp với tắm nước ấm hằng ngày, có thể làm giảm triệu chứng.
 
Khi bệnh trĩ nặng hơn, nên sử dụng các loại thuốc hoặc TPCN được bào chế từ các dược liệu quí như diếp cá, đương quy, hoa hòe (rutin), tinh chất nghệ (Curcumin), giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ,…..
 
Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác:
 
Nếu huyết khối hình thành trong trĩ ngoại, bác sĩ có thể dễ dàng cắt bỏ huyết khối bằng một đường rạch nhỏ, sẽ giảm đau nhanh chóng.
 
- Phẫu thuật. Nếu bạn có búi trĩ lớn (trĩ nội độ 4, trĩ ngoại kèm biến chứng, trĩ nội độ 3 có búi trĩ to) , bác sĩ có thể cắt bỏ mô bằng thủ thuật cắt trĩ. Vùng mô cắt bỏ rộng hơn, ít có khả năng tái phát nhưng khó chịu nhiều hơn. Phẫu thuật cần nằm viện 1-2 ngày - thời gian hồi phục dài hơn các phương pháp cắt bỏ trĩ khác. Tuy nhiên, phẫu thuật  hay thủ thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích trong phác đồ tổng thể. Bởi vì sau đó còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát.
 
Phòng ngừa:
 
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.
 
- Uống nhiều nước.
 
- Thử dùng chế phẩm bổ sung chất xơ. Nếu bạn dùng chế phẩm bổ sung chất xơ, phải đảm bảo uống ít nhất 8-10 cốc nước hoặc dịch khác mỗi ngày. Mặt khác, chế phẩm bổ sung chất xơ có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng hơn. Từ từ thêm chất xơ vào chế độ ăn để tránh sinh hơi.
 
- Tập luyện. Tập luyện làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa.
 
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.
 
- Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.
 
- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.
 
Tự chăm sóc:
 
Bạn có thể tạm thời giảm đau nhẹ, sưng và viêm ở phần lớn các đợt trĩ bằng các cách tự chăm sóc dưới đây:
 
- Bôi kem điều trị bệnh trĩ không cần đơn hoặc viên đạn chứa hydrocortison, hoặc dùng băng ép chứa cây phỉ hoặc thuốc tê tại chỗ.
 
- Giữ vùng hậu môn luôn sạch. Tốt nhất là hằng ngày làm sạch da quanh hậu môn bằng nước ấm. Xà bông là không cần thiết và có thể làm cho bạn khó chịu hơn.
 
- Ngâm trong nước ấm mỗi ngày ít nhất 1 lần 15 phút.
 
- Nếu trĩ bị sa xuống, đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào trong ống hậu môn.
 
- Rửa bằng nước hoặc dùng  giấy vệ sinh ướt sau khi đại tiện thay cho giấy vệ sinh khô.
 
Nguồn Tạp chí y dược

TAGbệnh trĩnguyên nhân gây bệnh trĩphòng bệnh trịchữa bệnh trĩ

Tin cùng chuyên mục

scroll