Bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh nhồi máu não (do tắc mạch não) và chảy máu não (do xuất huyết não). Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.

1. Mô tả bệnh

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh nhồi máu não (do tắc mạch não) và chảy máu não (do xuất huyết não). Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.

2. Nguyên nhân

Những người có các yếu tố sau sẽ dễ bị tai biến mạch máu não:

- Bị tăng huyết áp: Đây là nguyên nhân chủ yếu và thường gặp nhất.

- Bị bệnh đái tháo đường.

- Bị các bệnh tim.

- Thừa cân béo phì.

- Bị các bệnh nhiễm khuẩn.

- Hút thuốc lá, uống rượu.

- Ăn nhiều muối.

- Trong nhà có người bị (bố, mẹ, anh em…)

3. Triệu chứng

Trong trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển chỉ trong vài giờ (hoặc vài ngày). Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm nhòe các triệu chứng.

Triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng do tắc mạch hoặc do vỡ mạch khó có thể phân biệt, để chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào các yếu tố tiền căn, bệnh có sẵn và xét nghiệm cận lâm sàng (MRI, CT scan: là phương pháp dùng các đầu phát tia X chạy xung quanh cơ thể bệnh nhân kết hợp với một máy tính sẽ thu được hình ảnh các lớp cắt cơ thể khi xử lí qua máy tính).

Trong trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển chỉ trong vài giờ (hoặc vài ngày). Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm nhòe các triệu chứng.

Tổn thương trong bán cầu đại não (50 % các trường hợp) có thể gây ra: liệt đối bên, khởi đầu là liệt mềm, dần dần diễn tiến đến liệt cứng; giảm cảm giác đối bên; giảm thị lực cùng bên; nói khó.

Tổn thương thân não (25 %): triệu chứng đa dạng, có thể gây liệt tứ chi, rối loạn thị giác, hội chứng khóa trong (tỉnh, hiểu nhưng do liệt, không làm gì được).

Tổn thương khiếm khuyết (25 %): nhiều điểm nhồi máu nhỏ quanh hạch nền, bao trong, đồi thị vàcầu não. Người bệnh vẫn ý thức, các triệu chứng có thể chỉ liên quan tới vận động hoặc cảm giác hoặc cả hai, có khi có triệu chứng thất điều.

Các triệu chứng xảy ra đột ngột khi bị tai biến mạch máu não

- Đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân – đặc biệt là tê cứng nửa người

- Đột ngột nhìn không rõ (Thị lực giảm sút)

- Đột ngột không cử động được chân tay (Mất phối hợp điều khiển chân tay)

- Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói

- Đầu đau dữ dội

Phụ nữ có thể có các biểu hiện đặc trưng sau:

- Đột ngột đau ở mặt hoặc chân

- Đột ngột bị nấc

- Đột ngột cảm thấy buồn nôn

- Đột ngột cảm thấy mệt

- Đột ngột tức ngực

- Đột ngột khó thở

- Tim đập nhanh bất thường

Ghi chú: Chúng tôi nhấn mạnh chữ đột ngột để chỉ các triệu chứng xảy ra bất thường, không do các yếu tố bên ngoài.


Những dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là một loại biến chứng nguy kịch, nên ngoài việc quản lý và kiểm soát tốt bệnh đang có, bạn cũng cần nắm bắt được các dấu hiệu báo động của cơn tai biến, để kịp thời điều trị. Tỉ lệ biến chứng càng giảm nếu thời gian phát hiện ra bệnh càng ngắn.

Dưới đây là những dấu hiệu báo động của cơn tai biến mạch máu não:

- Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Triệu chứng này có ở trên 50% số bệnh nhân.

- Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, không vững.

- Đột nhiên một bên tay không cầm nắm chắc được đồ vật, dễ rơi thìa, đũa, bát. Nhặt lại vật dụng để rơi một cách khó khăn.

- Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: bệnh nhân không còn khả năng phát ngôn.

- Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.

- Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.

- Những rối loạn trí thức: bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.

- Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.

Thời gian xuất hiện các dấu hiệu báo động này tới khi tai biến thực sự xảy ra với các biểu hiện hôn mê hoặc bán thân bất toại, có thể từ 1-2 giờ hoặc 1-2 ngày tùy mỗi người.

Giai đoạn tiên liệu mô tả trên đây có tính chất rất quyết định trong việc hoặc cứu sống bệnh nhân hoặc ngăn ngừa những di chứng tai hại có thể xảy ra. Tiên lượng bệnh được tính từng phút. Các biện phát xử trí cấp cứu cần được tiến hành thật sớm, nhanh và chính xác. Do đó, gia đình và bản thân người bệnh cần nắm được các dấu hiệu báo trước này.                                                                                    

4. Phòng ngừa

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Tai biến mạch máu não là bệnh dự phòng có kết quả bằng các biện pháp chống các yếu tố nguy cơ trong cộng đồng, nhất là chống huyết áp cao bằng cách:

- Giữ huyết áp ở mức bình thường.

- Duy trì cân nặng hợp lý (BMI 18,5 – 23).

- Chế độ ăn giảm mỡ, giảm các chất béo.

- Hạn chế ăn mặn.

- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

- Không hút thuốc lá

- Hạn chế uống rượu bia.

- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

- Có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh tim mạch.

- Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc...

5. Chẩn đoán

Nếu bạn hay người thân của bạn mắc đột quỵ hay có những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, ngoài thăm khám bệnh bác sĩ cần thêm những thông tin để đưa ra chẩn đoán xác định và đề ra phương pháp điều trị tốt nhất. Ngoài những xét nghiệm máu, bệnh nhân cần thêm những test hay các phương pháp chẩn đoán đặc hiệu khác đối với não, tim, hệ thống mạch máu.

Dưới đây là những phương pháp mà bác sĩ hay sử dụng để chẩn đoán đột quỵ :

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sọ não, tủy sống:

CT scan (Computed axial tomography scan)

CT scan là phương pháp sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh 3 chiều của sọ não. CT scan có thể sử dụng để chẩn đoán nhồi máu não, xuất huyết não, và các vấn đề khác của não và thân não.

MRI scan (Magnetic resonance imaging scan)

MRI là phương pháp sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh 3 chiều của sọ não, tủy sống. MRI có thể cho hình ảnh về sọ não và tủy sống chi tiết hơn CT. MRI có thể sử dụng để chẩn đoán nhồi máu não, xuất huyết não, và các bệnh lý khác liên quan tới não, thân não và tủy sống.

 Các phương pháp đánh giá hệ thống mạch máu cung cấp cho não:

Siêu âm động mạch cảnh-sống (Carotid duplex, Carotid ultrasound)

Là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để cho những đánh giá hình ảnh của động mạch cảnh và động mạch đốt sống vùng cổ, đánh giá khả năng tưới máu cho não. Siêu âm động mạch cảnh-sống có thể phát hiện tình trạng hẹp mạch máu do xơ vữa.

Siêu âm xuyên sọ (TCD-Transcranial doppler)

TCD sử dụng sóng siêu âm để do dòng máu ở một số mạch máu trong não. TCD giúp xác định vị trí tắc mạch trong nhồi máu não, đánh giá hiệu quả sau điều trị thuốc tiêu huyết khối, tình trạng hẹp mạch máu nội sọ do xơ vữa.

Cộng hưởng từ mạch máu (MRA-Magnetic resonace angiogram)

Đây là một dạng đặc biệt của MRI scan, được sử dụng để đánh giá mạch máu vùng cổ hay trong não.

Chụp động mạch xóa nền (DSA-Digital subtraction angiography)

Một ống dẫn (catheter) được luồn vào trong lòng mạch từ tay hay chân của bệnh nhân, catheter được luồn tới mạch cần đánh giá tại cổ hay trên não. Thuốc cản quang được bơm qua catheter, chụp Xquang dưới nhiều góc độ giúp bộc lộ rõ các bất thường của mạch máu bao gồm hẹp, tắc nghẹn, dị dạng mạch máu. Chụp động mạch xóa nền là một kĩ thuật phức tạp hơn siêu âm động mạch cảnh sống, cộng hưởng từ mạch máu (MRA) nhưng cho hình ảnh tốt nhất.

Các phương pháp để đánh giá tim và kiểm tra chức năng của tim

Điện tâm đồ (ECG)

Là phương pháp ghi lại các hoạt động điện của cơ tim bằng cách gắn các điện cực lên tay, chân và vùng ngực. Đôi khi điện tâm đồ cần được theo dõi liên tục trong 24 giờ để ghi nhận các sóng bất thường bằng cách cho bệnh nhân mang một máy nhỏ bên người.

Siêu âm tim

Đầu dò siêu âm được đặt trên lồng ngực để ghi nhận những hình ảnh về tim và mạch máu, giúp đánh giá chức năng của tim.

Các xét nghiệm thường quy

Xquang ngực thẳng

Xquang ngực giúp xác định các vấn đề về tim, phổi. Những vấn đề liên quan nhiều tới đột quỵ mà bác sĩ thường quan tâm trên phim Xquang ngực là suy tim và viêm phổi.

Tổng phân tích nước tiểu

Giúp xác định vấn đề nhiễm trùng đường tiểu. Nếu tình trạng nhiễm trùng thể hiện trên kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu có thể cần thiết phải cấy nước tiểu tìm vi khuẩn gây bệnh.

Đo oxy mao mạch

Một đầu dò với ánh sáng đỏ được gắn vào đầu ngón tay để đo nồng độ oxy trong máu mao mạch giúp xác định máu có được cung cấp đủ oxy từ phổi hay không.

Các phương pháp đánh giá thần kinh khác

Đo điện não

Máy đo điện não ghi nhận lại các sóng phát sinh từ não bộ bằng cách gắn các điện cực nhỏ lên da đầu. Đây không phải là một kĩ thuật thường quy áp dụng cho bệnh nhân đột quỵ, chỉ áp dụng khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có những cơn động kinh kèm theo.

Chọc dò tủy sống

Kim chọc dò được chọc vào khe giữa các đốt sống thắt lưng phần thấp để lấy dịch bao quanh não và tủy sống. Chọc dò tủy sống thường được chỉ định cho những trường hợp nghi ngờ xuất huyết dưới nhện hay nghi ngờ nhiễm khuẩn tại não hay tủy sống.

Đo điện cơ

Là phương tiện ghi nhận lại các sóng từ các dây, rễ thần kinh và cơ, được sử dụng khi bác sĩ nghi ngờ các vấn đề liên quan tới các dây thần kinh ở tay, chân hay các bệnh lý tại cơ.

6. Điều trị tai biến mạch máu não

Xử lý sơ cứu:

Trong các chứng tai biến về não, việc chờ đợi người có chuyên môn cũng như việc di chuyển, xê dịch người bệnh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết hoặc tốn kém thời gian làm cho phần não thiếu dưỡng khí bị tổn thương không thể hồi phục được.

  Do đó, việc xử lý cấp cứu kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi hoàn toàn tình trạng của người bệnh sau nầy.  Phương pháp sau đây được phổ biến theo kinh nghiệm của ông Ha bu Jing, một Bác sĩ người Trung quốc.  Đặc điểm của phương pháp là đơn giản, dễ nhớ, dễ làm, không bao gồm những phương huyệt phức tạp hoặc dụng cụ chuyên môn gì đểmọi người đều có thể thực hành được ở bất cứ nơi đâu.

  Theo phương pháp nầy, mỗi khi nhận ra một người đang có dấu hiệu đột quỵ, dù người đó đang còn ngồi, đứng hay đã quỵ xuống, đã hôn mê hay còn ý thức, người bên cạnh hãy bình tĩnh và thực hành lần lượt các bước sau đây trước khi chuyển họ đến cơ sở chuyên môn cần thiết:

·  Đặt bệnh nhân nằm xuống nhẹ nhàng.  Tránh tối đa việc xê dịch người bệnh để không làm trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết.

· Tìm ngay một cây kim khâu.  Hơ đầu kim vào lửa để sát trùng.

· Lần lượt chích lễ 10 đầu ngón tay của người bệnh.  Dùng bàn tay trái giữ lấy  lóng  cuối chỗ gần đầu ngón tay  của người bệnh, dùng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải cầm kim chích nhanh vào chỗ cao nhất của đầu ngón tay.  Rút kim ra và nặn nhẹ từ chỗ đã chích ra một hay hai  giọt máu.  Những đầu ngón tay là vị trí của Thập tuyên huyệt, nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh rất nhạy cảm. 

Theo thuyết phản xạ thần kinh cũng như thuyết toàn đồ, đầu ngón tay tương ứng với phần đầu của cơ thể và đỉnh nhọn của ngón tay ứng với huyệt Bách hộiở đỉnh đầu.  Ngoài ra, động tác chích lễ lại có tính “tả” và kích thích rất mạnh. 

 Do đó, có thể nói  chích lể các đầu ngón tay là biện pháp đặc hiệu  để kích thích tĩnh thần và khu phong hoá ứ ở khu vực đầu cũng như nảo bộ.  Động tác nầy vừa có thể ngăn chận hoặc phục hồi não từ tình trạng hôn mê lại vừa có thể loại bỏ tức thời yếu tố “phong”, nguyên nhân trực tiếp gây ra tai biến.  Mặt khác, tác động vào các đầu ngón tay cũng là gián tiếp tác động vào huyệt Bách hội nên có ý nghĩa kích hoạt sự thăng giáng cúa các đường kinh  dẫn đến thông kinh hoạt lạc, tiêu trệ hoá ứ, giúp giải quyết việc ứ huyết và điều hoà kinh khí toàn thân.

 Đợi vài phút sau người bệnh sẽ tĩnh lại.

Nếu miệng hoặc mắt người bệnh còn méo lệch sang một bên hãy dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của 2 bàn tay vuốt cùng lúc cả 2 vành tay của người bệnh.  Vuốt từ trên xuống dưới. Vuốt nhẹ và vuốt liên tục nhiều lần cho đến khi 2 vành tay hồng đỏ lên..

Dùng bàn tay trái bóp nhẹ vào phần trên của vành tai người bệnh và chích vào chỗ cao nhất của vành tai  (huyệt Nhĩ tiêm).  Nặn ra một vài giọt máu.

Đến đây chúng ta có thể an tâm chuyển người bệnh đến cơ sở chuyên môn để được kiếm soát và chăm sóc các bước tiếp theo.  Hầu hết các trường hợp tai biến não được xử lý cấp cứu kịp thời theo phương pháp nầy đều trở lại bình thường.

Nhập viện:

Theo các bác sĩ Nguyễn Cảnh Nam, Phan Văn Mừng và Phan Công Tâm- khoa nội thần kinh-BV Nhân Dân Gia Định, đột quỵ thiếu máu não cấp là bệnh lý khẩn cấp. Để cứu tế bào não cần đựơc điều trị tích cực, khẩn trương đặc biệt trong vòng 3 giờ đầu khởi phát bệnh.

Khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được nhanh chóng đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng về sinh hóa- huyết học, đo điện tim; chụp CT San não hoặc MRI não (chụp cắt lớp điện toán hoặc chụp cộng hưởng từ). Đây là thời gian cửa sổ để có thể can thiệp có hiệu quả thuốc tiêu sợi huyết rtPA- loại thuốc mới đã đựơc FDA (Mỹ) công nhận có tác dụng trong trị liệu đột quỵ thiếu máu não cấp trong 3 giờ đầu.

Đây cũng là hướng điều trị mới vừa được áp dụng tại VN cho bệnh nhân đột quỵ. Việc can thiệp bằng rtPA giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh , làm tan cục máu đông phòng ngừa di chứng tàn phế và tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên, chi phí loại thuốc này vẫn còn khá cao.

Kết quả dùng thuốc rtPA cho một số bệnh nhân cho thấy triệu chứng yếu liệt cải thiện tốt ngay trong 24 giờ đầu, hầu hết phục hồi hoàn toàn khi xuất viện. Thời gian nằm viện rút ngắn từ 6-13 ngày.

Được biết, việc điều trị bằng thuốc này vẫn chưa được ứng dụng đại trà tại các cơ sở y tế vì thuốc quá mắc, vả lại cũng chưa được nhập chính thức vào VN. Để đưa ra phác đồ điều trị chính thức, thống nhất chung cho các bệnh viện còn cần một thời gian nữa.
Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não tại nhà:

Tai biến mạch máu não là một hình thức rối loạn tuần hoàn não cấp tính, có thể gây đột tử hoặc liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần... Để giảm bớt các di chứng và phòng tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt.

Sau đây là các hướng dẫn cụ thể:

Sinh hoạt, tập luyện

Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

Chế độ ăn

Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.

Điều trị

Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Có thể áp dụng một trong các bài thuốc khắc phục di chứng tai biến mạch máu não sau:

- Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma, chi tử, hoàng cầm mỗi thứ 8 g; câu đằng, ngưu tất, ích mẫu, hà thủ ô, bạch linh mỗi thứ 12 g; tang kí sinh, thạch quyết minh (sắc trước) mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Bổ dương hoàn ngũ thang: Sinh hoàng kỳ 40 g, quy vĩ 8 g, xích thược 6 g, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, địa long mỗi thứ 4 g. 
Sắc uống ngày 1 thang.

- Thuốc Tây y: Điều trị duy trì theo đơn của thầy thuốc. Trường hợp bệnh nhân có tăng huyết áp, nên dùng thuốc hạ huyết áp và duy trì ở mức 140-150/90 mmHg.

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh

- Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.

- Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.

- Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh; tránh mất ngủ.

- Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.

- Tránh táo bón, Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.

- Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...

Ds Nguyễn Bình tổng hợp

TAGtai biến mạch máu nãobệnh tai biến mạch máu nãotai biếnbị tai biến phải làm saophòng ngừa tai biến mạch máu não

Tin cùng chuyên mục

scroll