Tác dụng của việc sử dụng corticoid, sử dụng corticoid lâu ngày có sao không

Nhóm thuốc Corticosteroid (corticoid) bao gồm cortisone, hydrocortison và prednison. Đây là nhóm thuốc được sử dụng rất thông dụng trong điều trị nhiều tình trạng. Chẳng hạn như phát ban, lupus, hen suyễn, giảm đau, bệnh tự miễn,…. Nhưng bên cạnh hiệu quả, việc lạm dụng corticoid cũng có nguy cơ tác gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.



Corticoid
là một nội tiết tố do hai tuyến thượng thận bài tiết vào trong máu, hai tuyến này nằm trọng bụng, ngay ở phía trên hai quả thận của chúng ta. Bình thường thì corticoid giúp cơ thể chống lại những tình huống nguy kịch (ví dụ: đau đớn, nhiễm trùng...).

1. Tác dụng của corticoid?

 - Corticoid có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.

- Ngoài ra nó còn gây giữ muối và nước trong cơ thể, thường đây là những tác dụng không mong muốn khi dùng corticoid. 

2. Những bệnh nào thì cần điều trị bằng corticoid?

- Người ta ứng dụng những đặc tính này để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Có thể kể một số trường hợp cần dùng corticoid sau:

- Bệnh dị ứng: sốc phản vệ (thường là sốc khi dùng thuốc bị dị ứng gây tụt huyết áp), mề đay, phù do dị ứng...

- Bệnh ngoài da: chàm, vẩy nến, viêm da dị ứng.

- Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

- Bệnh khớp: viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp cấp.

- Bệnh thận: hội chứng thận hư (HCTH) nguyên phát, HCTH do bệnh lupus đỏ.

- Bệnh lý mắt: bệnh lồi mắt do Basedow.

- Bệnh tiêu hóa: viêm loét đại tràng xuất huyết, bệnh Crohn, viêm gan mạn tự miễn.

- Bệnh ác tính: bệnh bạch cầu cấp dòng lumpho, lymphomas, đau tủy.

- Huyết học: xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (do cơ chế miễn dịch), tán huyết miễn dịch.

Khi nào bệnh nhân cần dùng corticoid phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, vì nếu dùng không đúng sẽ gây ra nhiều at1c dụng có hại cho cơ thể.

3. Những tác dụng có hại của corticoid là gì?

Những tác dụng này thường gặp ở những người cùng corticoid lâu dài.

- Gây suy tuyến thượng thận: do khi dùng thuốc corticoid từ ngoài vào cơ thể sẽ làm ức chế tuyến thượng thận bài tiết ra corticoid, dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng bài tiết corticoid của chính cơ thể người đó. Lúc đó cơ thể hay mệt mỏi, nôn ói, nặng hơn nữa có thể gây huyết áp thấp hay tụt huyết áp.

- Tăng cân do giữ muối nước, cơ thể bệnh nhân mập ra, bụng to, chân tay teo lại, da mỏng dễ bầm máu, nứt da bụng...

- Tăng huyết áp.

- Đái tháo đường.

- Hạ kali trong máu: bệnh nhân sẽ bị yếu cơ, có thể loạn nhịp tim.

- Loét dạ dày tá tràng.

- Làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng: lao phổi, nấm da...

- Loãng xương: uống corticoid lâu ngày làm cho xương bị mất chất vôi, mỏng dần nên rất dễ bị gãy xương.

- Trứng cá, rậm lông.

- Hoại tử xương vô trùng: thường ở đầu xương đùi.

- Teo cơ: cơ mông, cơ tứ đầu đùi.

- Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.

- Tâm thần kinh: mất ngủ, nóng nảy, kém chú ý, cơn hưng phấn hay trầm cảm, ý định tự tử.

- Thai kỳ: có thể gây hại cho thai.

- Làm trẻ em chậm phát triển chiều cao, dẫn đến bị lùn.

4. Những trường hợp nào trong thực tế sử dụng corticoid không đúng gây tác dụng có hại?

Thường thường khi dùng corticoid làm giảm triệu chứng đau, ngứa... rất nhanh, do đó người ta hay lạm dụng corticoid để điều trị. Có một số tình huống sau đây mà bệnh nhân hay dùng corticoid dẫn đến tác dụng có hại:

- Dùng thuốc nam, đông y sản xuất sai qui cách: thường người ta hay cho thêm corticoid để làm giảm triệu chứng nhanh.

- Lạm dụng corticoid điều trị đau khớp mặc dù chưa cần thiết.

- Dùng với mục đích tăng cân.

- Tiêm corticoid tác dụng kéo dài (thường thuốc màu đục) để điều trị hen phế quản, đau nhức...

5. Làm sao để tránh những tác hại của corticoid

- Quan trọng nhất là phải dùng corticoid đúng chỉ định và theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Không nên uống thuốc đông y dạng viên tễ mà không rõ thành phần (đặc biệt là các thuốc đông y dạng viên hoặc dạng bột chữa bệnh GUT, thấp khớp, dạ dày,...).

- Khi cần dùng lâu dài corticoid phải được bác sĩ theo dõi sát để xử trí kịp thời nếu xảy ra tác dụng có hại.

Biên tập Ds Nguyễn Bình

TAGThuốc corticosteroidCorticosteroidDùng corticoid lâu ngày có được khôngCách dùng corticosteroidTác dụng của thuốc corticoid

Tin cùng chuyên mục

scroll