Từ xưa ông bà ta đã biết sơ chế nghệ như dùng trong chữa trị các chứng viêm loét dạ dày, viêm gan, vàng da, thấp khớp, kinh nguyệt không đều, tích máu sau đẻ…; dùng ngoài da để trị chấn thương tụ máu, mụn nhọt, ghẻ lở, giúp mau lành vết thương, đỡ sẹo….. Nay khoa học phát triển người ta đã chiết tách ra được hoạt chất trong củ nghệ:
I. Hoạt chất trong củ nghệ:
Củ nghệ chứa hai nhóm hoạt chất chính:
1. Tinh dầu: Gồm các hoạt chất tiêu biểu như turmeron, ar-turmeron, turmeronol A, turmeronol B, Zingiberen, sabinen, phellendren, cineol, borneol…chính turmeron và ar-turmeron tạo nên mùi đặc trưng của nghệ.
2. Hợp chất phenol màu vàng “Curcuminoid ” ( thường được gọi là curcumin ): Gồm 3 hoạt chất, chủ yếu là curcumin và demethoxycurcumin (DMC), bisdemethoxycurcumin ( BDMC). Tuy nhiên trong quá trình tinh chế curcumin, người ta lại phát hiện một cách tình cờ một hoạt chất khác được đặt tên là cyclocurcumin.
Hơn nữa ngoài tinh dầu và curcumin trong khoảng một thập niên gần đây người ta còn khám phá thêm nhiều hoạt chất khác trong củ nghệ, điển hình như:
- Ba pholysaccharid có tính acid, được đặt tên là các Ukon A, B và C. Các Ukon này được cấu thành bởi L-arabinose, D- arabinose, D- galactose, D-glucose v à D-manose.
- Một peptid tan trong nước là tturmenin được cấu thành bởi các acid amin: acid aspartid, asparagin, arginin, glutamic, prolin, alanin, valin, phenylamin…
II. Dược tính của củ nghệ và curcumin
* Năm 1910, curcumin đã được trích ly và xác định cấu trúc hoá học bởi Lampe nhưng mãi đến năm 1790 người ta mới bắt đầu nghiên cứu chuy ên sâu về dược tính của curcumin. Hầu hết các dược tính của nghệ được ứng dụng trong dân gian đều đã được xác minh qua các thử nghiệm cận lâm sang và lâm sang. mặt khác, một số tác dụng dược lý khác của nghệ và curcumin cũng được ghi nhận:
* Tác dụng chống oxy hoá: do khử các gốc tự do, giúp phòng các bệnh tim mạch, lão hoá tương tụ như vitamin E, C, betacaroten. Tinh chất nghệ - Cucurmin có khả năng chống ôxy hóa mạnh (mạnh gấp 300 lần vitamin E), giúp cơ thể tiêu diệt các gốc tự do, chống lão hóa, giúp da trắng hồng, mịn màng, giảm nám, mờ vết tàn nhang, giảm các trường hợp dị ứng ở da, bảo vệ hồng cầu, hàn gắn vết thương trong và ngoài cơ thể, và loại bỏ độc tố có trong thực phẩm nếu dùng mỗi ngày.
Tinh chất nghệ Cucurmin chứa lượng lycopen rất cao, đây là 1 hoạt chất “vàng” trong ngành mỹ phẩm nhờ các tác dụng:
Nuôi da: Kích thích trao đổi sự chất ở các mạch máu dưới da, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào giúp da mịn màng tươi trẻ.
Giảm nám: Tăng cường đào thải tế bào da nhiễm sắc tố sinh ra nám và ngăn cản tác hại từ tia UV, giúp da trắng hơn và mờ nhanh vết nám.
Chống nhăn: Chống oxy hóa tế bào da, giữ vững cấu trúc collagen giúp da săn chắc, giảm các nếp nhăn nhất là ở đuôi mắt.
Ngăn rụng tóc: Nuôi dưỡng chân tóc giúp mọc nhanh, sợi bóng đẹp, giảm khô gãy.
* Tác dụng chống viêm loét dạ dày: Do làm tăng bài tiết chất nhớt mucin, giúp bảo vệ niên mạc dạ dày.
* Tác dụng gây hưng phấn và kích thích co bóp tử cung: Nghệ có tác dụng như kích thích tố estrogen, gây hưng phấn và kích thích co bóp tử cung, làm sạch khí huyết ứ, nhanh chóng đẩy sản dịch ra khỏi cơ thể, phòng tránh hậu sản và phòng ngừa ung thư vú
* Tác dụng giải độc gan và lọc máu: Nghệ có tác dụng lợi mật và thông mật, làm giảm lượng enzim gan alamin aminotranspherase Alat ( SGPT) và aspartat amintransferase Ất ( Sgot) trong máu.
* Tác dụng kháng sinh trên vi khuẩn gram dương ( Staphylococcus aureus…) và vi khuẩn gram âm ( Samonella typhi…): Tương tự như penicillin và streptomycin. Nghệ và Curcumin còn ngăn chặn sự phát triển của vi trùng lao.
* Tác dụng kháng nấm, tiêu biểu như Trychophyton gypcum, Candida albicans…nhất là Aspergillus parasiticus phóng tích Aflatoxin, tác nhân gây nhiễm độc gan thường xảy ra khi dung thực phẩm đóng hộp.
* Tác dụng làm giảm lượng mỡ triglyceride huyết cũng như cholesterol huyết toàn phần: đặc biệt về cholesterol toàn phần, curcumin làm tăng tỷ lệ hàm lượng HDL (high densitly lipoprotein, đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ tim mạch), phòng chống xơ vữa động mạch. Do chức năng chuyển hoá và phân huỷ lượng mỡ dư thừa trong cơ thể của curcumin, người ta đã sử dụng curcumin để phụ trị các hội chứng béo phì do mỡ tích tụ thái quá trong mô tế bào.
* Tác dụng chống sinh huyết khối do ức chế enzim tiểu cầu cyclooxygenase và thromboxane B2: giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim ( tương tự như aspirin).
* Tác dụng kháng viêm: do ức chế enzim lypoxygenase và cyclooxygenase, giúp ngăn cản tiến quá trình phóng thích các chất gây viêm ( prostaglandin, thromboxan…) tương đương với cortisone, phenybutaron… Curcumin được xem như một trong những chất kháng viêm tối ưu và không phản ứng phụ trong chữa trị các chứng viêm khớp.
* Tác dụng phòng chống ung thư:
- bổ sung 1% curcumin vào khẩu phần ăn mỗi ngày, co khả năng ức chế sự phát triển của khối u dạ dày, khối u vú.
- Bổ sung 0,2% curcumin vào khẩu phần ăn mỗi ngày, có khả năng ngăn chặn ung thư đại tràng gây ra bởi azo xymethan.
- Thoa thuốc mỡ 5% curcumin lên vết thương ung thư da của 62 bệnh nhân , có tác dụng làm giảm ngứa đau 50% giảm rỉ nước 70% và giảm mùi hôi thối hơn 90% trường hợp.
- Cho 100 bệnh nhân bị ung thư miệng uống 500mg curcumin 3 lần mỗi ngày trong vòng 30 ngày. Đa số bệnh nhân đều thuyên giảm rõ rệt sau 15 ngày và tiến triển ngày càng khả quan sau 30 ngày điều trị.
* Tác dụng phòng chống HIV/AIDS:
- Năm 1994, Hội thảo về AIDS tại San Francisco (Mỹ) đã báo cáo về kết quả điều trị của curcumin trên 18 bệnh nhân bị nhiễm HIV. Cho các bệnh nhân trên uống curcumin với liều lượng 2000mg mỗi ngày trong vòng 127 ngày. Trước và sau khi điều trị người ta đo lượng thực bào T bao gồm CD-4 (T-suppressor) và ghi nhận được kết quả thật phấn khởi: CD-4 tăng từ 5 lên 615 tế bào /ml máu và CD-8 tăng từ 283 lên 1467 tế bào/ml máu.
- Người ta cho rằng curcumin có khả năng tăng cường hệ thống miến dịch do tác động ức chế của curcumin trên enzim HIV-type 1 entegrase.
- Curcumin còn có khả năng ức chế sự phóng thích các cytokine, tác nhân độc hại tham gia qua trình gây nhiễm HIV.
III. Curcumin và ung thư
Trong các thí nghiệm trên khối u, Curcumin đã cho thấy ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của bệnh ung thư mới. Nó xuất hiện để ngăn chặn sự khởi đầu của các khối u cũng như sự tăng trưởng và di căn. Các bác sĩ tại Viện Y tế Quốc gia đã thúc đẩy những khả năng của việc sử dụng Curcumin để điều trị ung thư. Trong cách nói của họ, Curcumin là “ một hợp chất thú vị bởi nó có thể được dùng bằng đường uống và có thể không có bất kỳ tác dụng phụ nào đối với bệnh nhân ung thư”.
1. Curcumin và ung thư phổi: Curcumin cũng xuất hiện để giảm nguy cơ ung thư phổi liên quan đến hút thuốc. Các thí nghiệm trên Curcumin và nicotine (một hoá chất gây ung thư rất mạnh), cho rằng Curcumin giảm tác dụng của nicotine là chất gây ung thư tới 50%. Curcumin đặc biệt cho thấy tiềm năng đáng kể trong việc giảm nguy cơ ung thư phổi , ung thư ruột kết, cũng như phòng ngừa ung thư gan, tá tràng và thận. Các bác sĩ nhấn mạnh rằng nghiên cứu thêm là cần thiết, nhưng kết quả ban đầu về curcumin đối với ung thư là rất đáng khích lệ. Những phát hiện khoa học dường như được xác nhận từ những gì hàng triệu người Ấn Độ đã được biết về lợi ích sức khoẻ của cà ri, Nghệ và Curcumin.
2. Curcumin và ung thư tuyến tiền liệt: Curcumin xuất hiện để làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổ biến nhất ở nam giới Mỹ. Ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân hàng thứ hai gây tử vong do ung thư ở nam giới Mỹ, chỉ đứng sau ung thư phổi trong tổng số người chết vì ung thư. Trung bình, một người đàn ông Mỹ có khoảng 30% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt trong cuộc đời họ. Khi bạn càng già đi, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt càng tăng lên. Đến tuổi 50, cứ bốn người đàn ông thì có một người xuất hiện tế bào ung thư trong tuyến tiền liệt. Đến 80 tuổi, con số đó đã tăng lên đến một nửa. Trong một nghiên cứu về các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, Curcumin ức chế sự phát triển của tế bào, do đó chứng tỏ một tiềm năng để làm chậm sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu kêt luận Curcumin có thể cung cấp một phương thức điều trị hiệu quả, không độc hại đối với ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
3. Curcumin và ung thư vú: Curcumin đã chứng tỏ tiềm năng của mình trong khả năng điều trị ung thư vú. Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng Curcumin tác dụng nhiều hiệu ứng ức chế tế bào ung thư biểu mô vú của phụ nữ.
4. Curcumin và ung thư đại trực tràng: Ung thư đại trực tràng là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tử vong do ung thư ở thế giới phương Tây. Hơn 56.000 bệnh nhân mới được chuẩn đoán ung thư đại trực tràng tử vong mỗi năm tai Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California đã nghiên cứu tác dụng của Curcumin với ung thư đại trực tràng và thấy rằng Curcumin được coi như một tác nhân hoá trị liệu an toàn, không độc hại và dễ dàng để sử dụng cho các bệnh ung thư đại trực tràng phát sinh do sự bất ổn trong nhiễm sắc thể . Điều trị bằng Curcumin có tác dụng phụ ít hơn so với một số điều trị ung thư theo cách khác.Một nhà nghiên cứu viết “ Sự hình thành tự nhiên các chất ức chế Cox-2 như Curcumin và phytosterol nhất định , đã được chứng minh có hiệu quả như tác nhân ngăn ngừa bằng hoá chất chống lại chất sinh ung thư ruột kết với tính nhiễm độc dạ dày và đường tiêu hoá ở mức tối thiểu”.
Có thể bạn quan tâm:
Ds Nguyễn Bình tổng hợp