Bệnh Viêm phế quản cấp

Viêm phế quản (VPQ) là một bệnh lý của đường hô hấp trong đó niêm mạc của các phế quản trong phổi bị viêm. Niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, sẽ gây ra ho và có thể kèm theo đờm (đàm) đặc.

1. Mô tả bệnh

- Viêm phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp trong đó niêm mạc của các phế quản trong phổi bị viêm. Niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, sẽ gây ra ho và có thể kèm theo đờm (đàm) đặc.

- Bệnh diễn tiến theo 2 dạng: cấp tính (kéo dài ngắn hơn 6 tuần) và mạn tính (tái phát thường xuyên trong vòng hơn 2 năm). Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị hen phế quản (hen suyễn) thì niêm mạc phế quản cũng có thể bị viêm và gây nên tình trạng gọi là viêm phế quản dạng hen.

  • Viêm Phế Quản cấp tính bao gồm các triệu chứng ho có đờm và thỉnh thoảng có kèm nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hầu hết nhiễm trùng này có nguyên nhân ban đầu là do siêu vi (virus), đôi khi còn do vi khuẩn. Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng sức khỏe tốt thì niêm mạc đường hô hấp sẽ trở về bình thường sau khi hồi phục từ nhiễm trùng hô hấp kéo dài trong vài ngày.
  • Viêm Phế Quản mạn tính là bệnh diễn tiến nặng và kéo dài, thường phải được điều trị đều đặn.



2. Nguyên nhân

  • Viêm Phế Quản cấp tính: Thường do viêm nhiễm ở phổi, 90% bắt nguồn từ siêu vi (virus), 10% từ vi khuẩn.
  • Viêm Phế Quản mạn tính: Thường do một hoặc nhiều yếu tố. Nhiều đợt Viêm Phế Quản cấp lặp đi lặp lại theo thời gian sẽ làm suy yếu và gây kích thích ở phế quản, và có thể gây nên Viêm Phế Quản mạn tính. Ô nhiễm công nghiệp cũng là một thủ phạm. Viêm Phế Quản mạn tính thường gặp ở những người khai thác than, tiếp xúc thường xuyên với ngũ cốc, làm khuôn đúc kim loại, tiếp xúc liên tục với bụi. Nhưng nguyên nhân chính là nghiện thuốc lá nặng trong thời gian dài mà có thể làm kích thích phế quản và khiến chúng tiết ra quá nhiều chất đờm nhầy. Các triệu chứng của Viêm Phế Quản mạn tính có thể bị nặng hơn nếu trong không khí có nhiều SO2 hay các chất ô nhiễm khác.

3. Triệu chứng
 

- Các triệu chứng có thể gặp trong Viêm Phế Quản cấp tính là:

  • Ho liên tục
  • Có đờm màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây, thường xuất hiện từ 24 - 48 giờ sau khi ho
  • Sốt cao, lạnh run
  • Đau hay cảm giác thắt ngực
  • Đau dưới xương ức khi thở
  • Thở ngắn

- Các triệu chứng có thể gặp trong Viêm Phế Quản mạn tính là:

  • Ho kéo dài có đờm màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây (kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và liên tục trong hơn 2 năm)
  • Hơi thở khò khè, đôi khi ngừng thở
- Các dấu hiệu nặng của Viêm Phế Quản cần được phát hiện sớm để đưa bệnh nhân đến bác sĩ?
- Cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị thích hợp khi bệnh nhân có một trong những dấu hiệu sau:

- Ho nhiều, kéo dài và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc các sinh hoạt hàng ngày, hoặc có kèm đau ngực dai dẳng. Có thể bệnh nhân đang bị tổn thương các phế nang bên trong phổi.

- Các triệu chứng kéo dài trên 1 tuần, và đờm trở nên nhiều hơn, sậm màu hơn, đặc hơn hoặc có máu

- Bệnh nhân bị Viêm Phế Quản cấp tính mà có kèm các vấn đề về tim phổi mạn tính, hoặc bị nhiễm virus HIV, nhiễm trùng hô hấp... mà có thể làm cho bệnh nhân dễ mắc các bệnh lý ở phổi nặng hơn như viêm phổi.

- Khó thở. Đây là triệu chứng thường bị hiểu lầm là do Viêm Phế Quản. Nhưng nó còn là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, khí phế thủng, lao phổi, bệnh tim, phản ứng dị ứng nặng hoặc do ung thư.


4. Phòng ngừa

  • Bỏ hút thuốc, tránh lạnh, tránh bụi
  • Phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng súc họng, nhỏ mũi.
  • Uống nhiều nước
  • Ăn uống đủ chất, tăng cường thể lực
  • Nhà ở phải thoáng, về mùa lạnh phải được che kín các khe hở, nên đóng cửa để tránh bụi.
  • Đối với người già và trẻ em cần giữ ấm chân, cổ, ngực nhất là khi ngủ và lúc ra ngoài trời.
  • Mùa rét không tắm nước lạnh, nơi tắm phải kín, không có gió lùa.
  • Mùa hè không nên dùng quạt điện hướng trực tiếp vào người vào lúc nửa đêm về sáng, vì lúc đó nhiệt độ trong nhà và ngoài trời đều giảm, gió của quạt làm nhiệt độ cơ thể giảm thể, dễ gây viêm họng, viêm phế quản.
  • Tiêm vacxin đa giá: Rhibomunyl
  • Phòng chống cúm.
  • Điều trị tốt bệnh tai mũi họng.
  • Dùng vitamin A, C, E (chống oxy hoá).
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Đeo khẩu trang khi phải thường xuyên tiếp xúc với người bị ho hoặc hắt hơi.


5. Chẩn đoán

Giải phẫu bệnh lý:

Tổn thương chỉ ở niêm mạc phế quản bao gồm:

- Phù nề, xung huyết, bong biểu mô có chỗ loét, nhiều dịch nhầy hoặc mủ trong lòng phế quản.

Lâm sàng và chẩn đoán.

- Viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau viêm đường hô hấp trên: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng.

- Hai giai đoạn của viêm phế quản cấp:

  • Giai đoạn đầu sảy ra trong khoảng 3 - 4 ngày, còn gọi là giai đoạn viêm khô. Sốt 38 - 390C, có thể tới 400, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp. cảm giác nóng rát sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, có ho thành cơn về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
  • Giai đoạn II: (6 - 8 ngày)  còn gọi là giai đoạn xuất tiết. Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm, ho khạc đờm nhầy, hoặc đờm mủ (khi bội nhiễm). Nghe phổi có ran ẩm.

- Các xét nghiệm cận lâm sàng (ít có giá trị chẩn đoán), bạch cầu có thể bình thường, tăng khi có bội nhiễm, hoặc giảm (do vi rút); xét nghiệm đờm: có nhiều xác bạch cầu đa nhân trung tính. Cấy đờm thường có tạp khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh ³ 107 / ml.

Xquang phổi: có thể bình thường hoặc  rốn phổi đậm.

Các thể lâm sàng:

- Viêm phế quản xuất huyết: thường ho ra máu số lượng ít lẫn đờm. Cần chẩn đoán phân biệt với ung thư phổi ở  người > 40 tuổi hút thuốc lá.

- Viêm phế quản cấp thể tái diễn: các yếu tố thuận lợi:

  • Các yếu tố bên ngoài: hút thuốc lá, hít phải khí độc, NO2 , SO2...
  • Các yếu tố bên trong:

- Tắc nghẽn phế quản: dị vật đường thở ở trẻ em, ung thư phế quản ở người lớn, các ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng, tai mũi họng, suy tim trái, trào ngược dạ dầy thực quản. Hoặc các bệnh như hen phế quản, xơ phổi kén , suy giảm miễn dịch.

- Viêm phế quản cấp thể co thắt: ở trẻ em và người trẻ.

- Viêm khí - phế quản  cấp có giả mạc: do bạch hầu.

- Viêm phế quản cấp cục bộ: chẩn đoán bằng nội soi phế quản.

6. Chẩn đoán phân biệt.

  • Viêm họng cấp: sốt, ho, nhưng nghe phổi bình thường. Xquang phổi bình thường
  • Các bệnh phổi và phế quản khác: hen phế quản, ung thư phế quản, phế quản phế viêm, viêm phổi vi rút...
  • Giãn phế quản: ho khạc đờm kéo dài mạn tính, có thể có ngón tay dùi trống. Chụp cắt lớp vi tính có ổ giãn phế quản.
  • Viêm phế quản mạn: ho khạc đờm kéo dài mạn tính 3 tháng/năm, ít nhất 2 năm liên tiếp, không do các bệnh phổi khác như: lao hoặc giãn phế quản.
  • Viêm phổi do vi khuẩn: có hội chứng nhiễm khuẩn, hội chứng đông đặc. Xquang có tổn thương nhu mô phổi.

7. Chữa trị

Thuốc, phẫu thuật:

Điều trị viêm phế quản cấp:

Điều trị

- Ở người lớn bình thường đa số các trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi không cần điều trị.

- Chủ yếu là điều trị triệu chứng với nghỉ ngơi tại giường, cho đủ lượng nước uống, các thuốc giảm đau chống viêm không phải corticoid.

- Khi ho khan nhiều, gây mất ngủ có thể cho các thuốc giảm ho như:

  • Codein 15- 30 mg/ 24h hoặc
  • Dextromethorphan 10-20 mg/24h ở người lớn hoặc
  • Một đợt ngắn corticoid đường uống (prednisolon 0.5 mg/kg/ ngày trong 5 đến 7 ngày)

- Không cần dùng kháng sinh cho Viêm Phế Quản cấp ở người bình thường.

- Kết hợp với thuốc long đờm có acetylcystein 200 mg x 3 gói/ 24h

- Việc ngừng hút thuốc lá, thuốc lào là một thành phần cơ bản của điều trị ở những người nghiện thuốc lá, thuốc lào.

- Những trường hợp viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ nhỏ, cơ địa suy hô hấp mạn, cơn co thắt phế quản nặng cần cho nhập viện, thở oxy, điều chỉnh nước điện giải, tiêm truyền kháng sinh, có thể dùng corticoid kèm theo.

Phòng bệnh

- Loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm.

- Giữ gìn sức khỏe, giữ ấm nhất là mùa lạnh.

- Gây miễn dịch bằng tiêm chủng vacxin chống virut cúm, vi khuẩn ở những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim hoặc tuổi trên 65.

- Điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, tình trạng suy giảm miễn dịch.
 

Ds Nguyễn Bình tổng hợp

TAGviêm phế quản cấpviêm phế quảnđiều trị viêm phế quảnpháp đồ điều trị viêm phế quảnthuốc điều trị viêm phế quản

Tin cùng chuyên mục

scroll