Bệnh Viêm Họng

Họng là một khoang trống, gồm 3 đoạn là: Họng mũi ở trên nối liền với cửa mũi sau; họngmiệng ở giữa nối liền với miệng mà ranh giới là màng hầu và lưỡi gà và họng thanh quản ở dưới ở dưới nối liền với thực quản và thanh quản.

1. Mô tả bệnh

  • Họng là một khoang trống, gồm 3 đoạn là: Họng mũi ở trên nối liền với cửa mũi sau; họng miệng ở giữa nối liền với miệng mà ranh giới là màng hầu và lưỡi gà và họng thanh quản ở dưới ở dưới nối liền với thực quản và thanh quản.
  • Là tình trạng viêm niêm mạc họng bao gồm các lớp liên bào,  các tuyến, các nang lympho rải rác hoặc  tập trung thành từng khối.
  • Theo cấu tạo của cơ thể thì họng là ngã tư của đường thở và đường ăn, đó cũng là cửa cho mọi loại thức ăn, không khí vào cơ thể qua đường tự nhiên. Chính vì vậy mà có rất nhiều yếu tố như: vi trùng, siêu vi trùng, tác nhân khác v.v.v....  có thể gây viêm họng.

 


2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân do vi trùng bệnh sẽ kéo dài và thường không tự khỏi, bệnh sẽ nặng thêm nếu không điều trị sớm.
- Các bệnh lý toàn thân cũng gây viêm họng và cần được phát hiện kịp thời để có hướng điều trị thích hợp.
- Các yếu tố gây viêm họng


a. Yếu tố môi trường

  • Hít nhiều khói bụi như: bụi đường và nơi làm việc, nơi không khí ô nhiễm.
  • Thời tiết: thường bị viêm họng nhiều lúc giao mùa, mùa lạnh bị bệnh  nhiều hơn mùa nóng.


b. Yếu tố cá nhân

  • Không thường xuyên vệ sinh răng miệng.
  • Đang bị sâu răng chưa điều trị.
  • Viêm mũi xoang mạn tính, viêm tai giữa mạn tính, viêm VA.
  • Thường ăn thức ăn có nhiều dầu, mỡ.


3. Triệu chứng


Viêm họng cấp tính

  • Khởi phát đột ngột.
  • Biểu hiện tại họng: niêm mạc họng đỏ, đau họng nhất là khi nuốt.
  • Bệnh nặng hơn có thể sốt cao, ho, nghẹt mũi sổ mũi, nhức đầu, đau cơ v.v...
  • Nếu không được điều trị, bệnh viêm lan toả ra các cơ quan khác như : thanh quản (khàn tiếng), đến phổi (viêm phổi), vùng mũi (viêm mũi xoang),  đến tai (viêm tai), lan xuống thực quản (viêm thực quản) v.v...
  • Nếu kéo dài sẽ chuyển viêm họng mạn.                                               


Viêm họng mạn tính

  • Biểu hiện niêm mạc xuất tiết, quá phát, teo.
  • Thường có cảm giác đầu tiên là khô họng, cay họng, ngứa họng, nuốt vướng.
  • Người bệnh cũng có thể có những biểu hiện khác như ho, khạc, đằng hắng, đàm dẻo đặc. Các triệu chứng này biểu hiện rõ vào buổi sáng.


4. Biến chứng

  • Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm tai, mũi, phế quản…
  • Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất là có thể gây bệnh thấp tim ở trẻ em. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.


5. Chẩn đoán

  • Để biết chính xác nguyên nhân viêm họng là do cái gì, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nhanh. Kết quả sẽ có sau 5-10 phút nhưng xét nghiệm nhanh này không phát hiện được 100% các trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn.
  • Do đó, nếu kết quả âm tính, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm tại phòng xét nghiệm và thời gian có kết quả sẽ phải mất khoảng 2 ngày và kết quả đảm bảo chính xác 100%.


6. Điều trị

Nếu bệnh nhân viêm họng do virut chủ yếu là tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân bằng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau họng, giảm ho.

Kháng sinh chỉ sử dụng trong những trường hợp viêm họng do vi khuẩn đặc biệt là liên cầu. Những yếu tố nghĩ tới viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A (loại có thể gây biến chứng viêm khớp, viêm thận và thấp tim) là: Khởi phát đột ngột, sốt cao 39-40oC, hạch góc hàm hai bên, mủ trắng bẩn ở khe hốc amidan, xét nghiệm máu thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao và ASLO dương tính. Kháng sinh thường dùng là nhóm bêta lactam. Nếu dị ứng với nhóm này thì có thể dùng nhóm macrolid như erythromycin, clathromycin hoặc azithromycin theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa bằng đường uống hoặc đường tiêm.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau thường dùng nhất là paracetamol dạng gói bột, hỗn dịch, viên nén, viên sủi hoặc viên đặt hậu môn.
  • Thuốc giảm ho: Tùy theo ho có đờm hoặc ho khan mà thầy thuốc cho các nhóm thuốc khác nhau để giải quyết triệu chứng này nhưng cũng thường chỉ sử dụng khi ho quá nhiều làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Triệu chứng ho sẽ tự khỏi khi hết viêm nhiễm ở họng.
  • Thuốc súc họng: Làm cho pH họng luôn luôn ở môi trường kiềm nhẹ làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại đồng thời chống viêm và sát khuẩn, giảm ngứa như: bicacmin, givalex, eludril... Tuy nhiên, các thuốc này không được nuốt. Đơn giản nhất là có thể pha nước muối ấm nhạt như nước canh để xúc họng.
  • Thuốc ngậm chứa kháng sinh, kháng viêm và sát khuẩn như mybacin (neomycin), oropivalone, lysopain... ngậm 4-6 viên/ngày trong 5-7 ngày.
  • Thuốc xịt họng: Hexaspray, locarbiotal, eludril... chứa kháng sinh, kháng viêm, giảm đau tại niêm mạc họng cũng được sử dụng trong các bệnh lý về họng nhưng thời gian điều trị cũng không quá 10 ngày.

Thường xuyên nhấp từng ngụm nước ấm tránh khô miệng cũng làm cho các triệu chứng khó chịu trong viêm họng giảm đi đáng kể



Ds Nguyễn Bình tổng hợp

TAGbệnh viêm họngviêm họngthuốc điều trị viêm họngpháp đồ điều trị viêm họngđiều trị viêm họng

Tin cùng chuyên mục

scroll